Tổng hợp kiến thức về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và cách điều trị an toàn cho bé

Tham vấn y khoa :
BS. Lê Hiếu
24/2/2021
Hăm tã

Hăm tã ở trẻ sơ sinh là bệnh ngoài da rất thường gặp, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Bệnh khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều và ảnh hưởng đến cả sức khỏe, cuộc sống của bé. Bài viết này sẽ tổng hợp kiến thức về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh cùng với cách điều trị an toàn cho bé để cha mẹ tham khảo nhé!

Hăm tã ở trẻ sơ sinh

1. Biểu hiện bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã là gì?

Hăm tã là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh gây tổn thương ở vùng da mặc tã của bé.

Cha mẹ có thể nhận biết được những dấu hiệu trẻ bị hăm tã qua những biểu hiện thường thấy như:

  • Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ): vùng da bé mặc tã bị ửng hồng, có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ. Làn da của bé vẫn khô ráo và mẹ rất khó nhận biết bé mắc hăm tã trong trường hợp này.
  • Trẻ bị hăm tã cấp độ 2: trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ có diện tích nhỏ, sau đó có thể lan ra rộng hơn và nằm rải rác ở vùng da bé mặc tã.
  • Hăm tã cấp độ 3 (trung bình): những vết ửng đỏ trên da bé rõ hơn, xuất hiện với diện tích lớn hơn. Da bé nổi mẩn đỏ và mẹ nhận thấy các vết hăm xuất hiện rõ ràng hơn.
  • Hăm tã cấp độ 4: vùng da bé mặc tã xuất hiện những vết hăm rõ rệt hơn và nhiều hơn. Da bé có thể bị nổi sần, thậm chí hơi sưng. Những vết hăm trên da bé đỏ dữ dội và có cả mụn mủ trên da bé.
  • Hăm tã cấp độ 5: vùng da bé bị hăm tã có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn, khi này da bé đã bị sưng và phù nề nặng, tổn thương lớn hơn và những vết sần có mủ.

Khi mắc hăm tã, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, nhất là khi đi vệ sinh hoặc khi mẹ thay tã bỉm. Bệnh tiến triển nặng hơn gây đau rát dữ dội, bé ngủ hay bị giật mình và đôi khi khóc thét lên khi da bé tiếp xúc với nước tiểu.

Tình trạng hăm tã kéo dài khiến bé mệt mỏi, thậm chí bỏ bú, biếng ăn, mất ngủ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Trên đây là giải đáp hăm tã là gì!

2. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Do da bé phải tiếp xúc với với các enzyme trong nước tiểu và phân của bé. Da bé cọ xát liên tục với tã giấy khiến da bị trầy xước, gây kích ứng và xuất hiện rôm sảy.
  • Trẻ bị hăm tã do mỗi ngày, bé bài tiết nhiều lần khiến vùng da bé mặc tã luôn trong tình trạng ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm men phát triển và gây hại. Da bé ẩm ướt khiến lớp sừng ngoài da tăng tính dẫn thấm, khả năng bảo vệ da yếu đi và khi da tiếp xúc với enzyme trong chất thải khiến da bị kích ứng, dẫn đến hăm tã.
  • Do tã giấy bé mặc chất liệu không phù hợp, nhiều trường hợp do mẹ không thay tã cho bé thường xuyên, hoặc kích thước quá chật hoặc quá lỏng, tã cọ xát lên da bé khiến da bé bị tổn thương, mẩn đỏ là điều kiện thuận lợi khiến hăm tã xuất hiện
  • Do mẹ lạm dụng phấn rôm: nhiều mẹ dùng phấn rôm bôi tùy tiện lên da con để bé thơm tho hơn, nhưng điều này vô tình khiến da bé bị bít tắc lỗ chân lông, da bị bí bách và hăm tã
  • Do da bé bị nhiễm nấm men hoặc candida, chúng thường cư trú ở những vùng da ẩm ướt và ấm như bẹn, mông của bé
  • Do bé ăn dặm những thức ăn lạ, khiến bé đi đại tiện nhiều hơn dẫn đến hăm tã
  • Trẻ bị hăm tã dodùng thuốc kháng sinh hoặc mẹ cho bé bú dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài ngày, khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn dẫn đến hăm tã
  • Do da bé bị kích ứng với những yếu tố gây kích ứng như: bột giặt, nước xả vải, xà phòng, sữa tắm…

3. Bé bị hăm tã bao lâu thì khỏi? Có nên để hăm tã tự khỏi không?

Thời gian điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và những cách điều trị mẹ áp dụng để chữa bệnh cho con.

Trường hợp bé bị hăm tã mức độ nhẹ, cha mẹ phát hiện và có hướng điều trị sớm, vệ sinh da bé đúng cách, bệnh sẽ có dấu hiệu lành sau 2-3 ngày. Ngược lại, có nhiều trường hợp cha mẹ phát hiện bệnh muộn hoặc có hướng xử lý sai cách khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm và kéo dài thời gian điều trị bệnh cho con.

Trẻ bị hăm tã gây ra tình trạng khó chịu kéo dài, khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú, về lâu dài sẽ khiến bé chậm lớn. Khi mắc hăm tã, những tổn thương trên da bé có xu hướng lan rộng và tiến triển nặng hơn nếu cha mẹ không có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Hăm tã không thể tự khỏi và có thể tiến triển nặng hơn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm da tiết bã, nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn da…Vì vậy, cha mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng, an toàn.

Bé bị hăm tã phải làm sao?

4. Tổng hợp cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

4.1. Áp dụng biện pháp dân gian với trường hợp bé bị hăm tã mức độ nhẹ

  • Dùng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ, có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa cao, đồng thời còn giúp dưỡng da bé mềm mại, làm giảm nhanh tình trạng da bé bị kích ứng, ngứa ngáy do hăm tã.

Cách 1: Mẹ vệ sinh da con sạch sẽ với nước ấm, sau đó dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bé bị hăm, kết hợp massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm sâu và mang lại hiệu quả điều trị hăm tã tốt hơn. Mẹ để da con khô tự nhiên rồi mặc tã mới cho con. Thực hiện ngày 1-2 lần.

Cách 2: Mẹ trộn 5 thìa dầu dừa cùng 1 thìa dầu oải hương, để hỗn hợp vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng để hỗn hợp đông lại. Sau đó, mẹ dùng hỗn hợp này thoa đều và massage nhẹ nhàng lên da bé. Để yên khoảng 30 phút, mẹ rửa lại da con bằng nước sạch rồi lau khô da, mặc tã mới cho con là được. Mẹ thực hiện ngày 2 lần giúp cải thiện tình trạng hăm tã của con.

  • Dùng bột yến mạch 

Bột yến mạch chứa hàm lượng protein cao, giúp làm sạch da bé dịu nhẹ và làm dịu da, giảm ngứa ngáy, giảm kích ứng trên da.

Mẹ thực hiện như sau: Mẹ cho 1 muỗng canh bột yến mạch khô vào nước tắm của bé, cho con ngâm mình khoảng 10 phút rồi tắm sạch cho bé.

  • Dùng tinh dầu tràm trà khi trẻ sơ sinh bị hăm tã
Tinh dầu tràm trà hỗ trợ điều trị hăm tã

Tình dầu tràm trà giúp khử trùng và kháng viêm tốt, có thể hỗ trợ điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn mẹ thực hiện: Mẹ pha 3 giọt tinh dầu tràm trà với dầu nền rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm tã của bé. Mẹ lưu ý rằng cần vệ sinh da bé và tay sạch sẽ trước đó.

  • Dùng giấm

Nước tiểu có tính kiềm, da bé tiếp xúc thời gian dài sẽ gây bỏng da và dẫn đến hăm tã. Giấm có thể trung hòa và cân bằng độ pH cho da bé, hỗ trợ điều trị hăm tã an toàn.

Cách làm: Mẹ pha 1 thìa cà phê giấm vào nước sạch, dùng nước này để lau rửa cho bé khi mẹ thay tã mới. Đối với bé mặc tã vải, mẹ cho nửa chén giấm vào xô nước sạch, sau đó ngâm tã vải của bé vào xô nước này.

  • Dùng nha đam

Nha đam (lô hội) có đặc tính kháng viêm, làm dịu da và dưỡng ẩm da hiệu quả.

Mẹ dùng nha đam chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh cho bé như sau: Mẹ dùng lá nha đam sạch, không sâu bệnh và không chứa tạp chất. Lá lô hội mẹ cắt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, cắt 1 lát mỏng rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bé bị hăm tã. Tiếp theo mẹ để da con khô tự nhiên và mặc tã mới cho con.

  •   Dùng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị hăm tã

Sữa mẹ chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn và làm sạch da bé dịu nhẹ, mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị hăm tã

Mẹ thực hiện như sau: Mẹ vệ sinh da con sạch sẽ, lau khô da bé rồi nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da con bị hăm tã. Sau đó mẹ để khô da con tự nhiên rồi mặc tã mới cho bé.

Lưu ý: Mẹ chỉ áp dụng các biện pháp dân gian này trong trường hợp bé bị hăm tã mức độ nhẹ. Tuyệt đối không thực hiện khi da bé bị trầy xước, vết hăm tã sưng tấy hoặc lan rộng.

4.2. Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh dùng kem trị hăm tã cho bé

Mẹ cần lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn với da trẻ nhỏ, ưu tiên sản phẩm với bảng thành phần nguyên liệu tự nhiên sẽ tránh được những thành phần có thể gây kích ứng da bé. Ngoài ra, các mẹ cũng nên tìm những sản phẩm vừa giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm và giúp dưỡng ẩm, làm dịu da bé.

Dưới đây là những sản phẩm được các Bác sĩ khuyên dùng:

  • Kem Biohoney Baby

Xuất xứ: New Zealand

Bảng thành phần hữu cơ 100%: Kolorex Horopito với khả năng khử trùng, chống nấm cao hơn gấp 5 lần so với giống cây Horopito khác; Mật ong Manuka nồng độ MG 300+ giúp kháng khuẩn gấp 4 lần mật ong thường kết hợp cùng các thành phần khác như: nha đam, sáp ong, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, zinc oxide,...

Công dụng: chống viêm, kháng khuẩn, chống nấm, giảm ngứa, làm dịu da đồng thời dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo da hiệu quả, tăng cường sức khỏe làn da bé, ngăn ngừa hăm tã tái phát, hỗ trợ điều trị hăm tã chỉ sau 48 giờ. Kem thẩm thấu nhanh và không gây bết dính trên da bé.

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ, có thể sử dụng  cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.

Giá sản phẩm: 485.000đ

  • Kem Bepanthen

Xuất xứ: Đức

Thành phần: Dexpanthenol cùng các tá dược protegin X, cetyl alcohol, stearyl alcohol, sáp ong trắng, mỡ cừu, parafin trắng, dầu hạnh đào, parafin lỏng, nước tinh khiết.

Công dụng: giúp chăm sóc và bảo vệ làn da bé khỏi độ ẩm của tã, kháng khuẩn trên da bé đồng thời dưỡng ẩm và tái tạo da khỏe mạnh. Ngoài ra, kem còn giúp nuôi dưỡng làn da bé luôn mềm mại và khô ráo.

Giá tham khảo: 160.000đ

  • Kem Cetaphil

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần: Oxit kẽm, Calendula hữu cơ, Vitamin B5, Vitamin E…

Công dụng: làm dịu da bé bị tổn thương nhanh chóng, tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên, hỗ trợ điều trị hăm tã dứt điểm. 

Giá tham khảo: 230.000đ

  • Kem trị hăm tã Desitin

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần: vitamin E cùng chiết xuất lô hội

Công dụng: giúp chữa lành các tổn thương trên da bé, chống nhiễm khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ da bé khỏi tình trạng viêm đồng thời cấp ẩm, làm mềm da hiệu quả.

Giá tham khảo: 150.000đ

  • Kem Burt’s Bees Baby Diaper Ointment

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần: dầu hạnh nhân, protein cùng vitamin D

Công dụng: giúp khóa ẩm trên da bé đồng thời dưỡng da bé mềm mại và phục hồi làn da bé khỏe mạnh. Giảm nhanh những triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do hăm tã gây ra, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.

Giá tham khảo: 280.000đ

  • Kem trị hăm tã Aquaphor

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần:  Petrolatum, Lanolin cấu tạo bởi cholesterol và một số acid béo, Bisabolol chiết xuất từ hoa cúc la mã…

Công dụng: giữ ẩm cho da bé, làm mềm, làm dịu làn da bị kích ứng, đồng thời chống khuẩn, chống sưng tấy và kích ứng trên da bé, hỗ trợ điều trị hiệu quả hăm tã, khô da

Giá tham khảo: 600.000đ

  • Kem trị hăm tã Sudocrem

Xuất xứ: Anh

Thành phần: Oxit kẽm, hoa oải hương

Công dụng: phòng ngừa và điều trị hăm tã, làm dịu vết phát ban do tã và thúc đẩy chữa lành vết thương trên da. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ điều trị chàm, mụn trứng cá, lở loét...

4.3. Hướng dẫn mẹ chăm sóc giúp bé nhanh khỏi hăm tã

Cách mẹ chăm sóc và vệ sinh da bé hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả quá trình mẹ điều trị hăm tã cho con. Dưới đây là hướng dẫn từ các chuyên gia để cha mẹ tham khảo:

  • Mẹ cần thay tã cho con thường xuyên, tốt nhất là khoảng 2 tiếng mẹ thay cho con 1 lần, kể cả khi bé không đi vệ sinh.
Mẹ thường xuyên thay tã mới cho con
  • Trường hợp da bé bị kích ứng, ngứa ngáy trầy xước khi mặc tã, cha mẹ cần đổi loại tã, bỉm cho con và nên chọn những loại của thương hiệu uy tín, thành phần an toàn và lành tính với làn da trẻ nhỏ.
  • Mẹ vệ sinh da con sạch sẽ, nhất là vùng da bé mặc tã với nước ấm sạch. Sau đó mẹ dùng khăn sạch mềm lau khô da con rồi mới mặc tã mới, tuyệt đối không để da bé bị đọng nước hoặc ẩm ướt sẽ khiến bệnh nặng hơn. 
  • Mẹ lưu ý không dùng nước quá nóng tắm rửa cho con vì sẽ khiến da bé bị khô và kích ứng. Ngoài ra, mẹ cũng tránh dùng xà phòng chứa các chất hóa học, nên dùng sản phẩm từ tự nhiên sẽ an toàn với da bé hơn. Khi tắm cho con, mẹ không nên chà mạnh lên da sẽ khiến da bé bị đau rát, trầy xước, vết hăm tã càng nặng hơn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ môi trường sống của bé thoáng mát và tránh để bé đổ nhiều mồ hôi
  • Mẹ hạn chế mặc tã bỉm cho con, mỗi ngày mẹ nên để bé không mặc tã vài tiếng để da bé thoáng và thoải mái hơn
  • Mẹ lựa chọn quần áo mềm mỏng, thấm hút tốt để mặc cho con, tránh các chất liệu len sợi vì chúng có thể làm trầy xước da bé.
  • Mẹ tuyệt đối không dùng phấn rôm để chữa hăm tã cho con vì phấn rôm có thể làm da bé bị bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng hăm tã nặng hơn. Ngoài ra, khi bé vô tình hít phải phấn rôm còn gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của bé.

Trên đây là giải đáp bé bị hăm tã phải làm sao.

5. Cách phòng ngừa hăm tã tái phát

  • Mẹ nên dùng những loại tã giấy mềm mại, chất liệu êm dịu và có độ thấm hút tốt. Chọn tã với kích thước vừa vặn, không quá chật hoặc quá lỏng và mẹ cần thường xuyên thay tã mới cho con.
  • Mẹ vệ sinh da bé thật sạch trước khi mặc tã mới cho con hoặc sau khi con đi vệ sinh bằng nước ấm sạch, lau khô da con để tránh ẩm ướt.
  • Mẹ thoa kem chống hăm sau mỗi lần thay tã cho con. Không lạm dụng phấn rôm thoa lên da bé vì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông trên da bé.

6. Những sai lầm các mẹ cần tránh khi điều trị hăm tã cho con

6.1. Dùng phấn rôm trị hăm tã cho con

Sai lầm khi mẹ dùng phấn rôm chữa hăm tã cho con

Nhiều mẹ dùng phấn rôm chữa hăm tã cho con mà không hề biết rằng phấn rôm sẽ làm da bé bị bít tắc lỗ chân lông, tình trạng hăm da càng nặng hơn. Ngoài ra, nếu bé vô tình hít phải phấn rôm sẽ rất nguy hiểm với hệ hô hấp của bé.

6.2. Lạm dụng các biện pháp dân gian chữa trẻ sơ sinh bị hăm tã

Việc lạm dụng các biện pháp dân gian chữa hăm tã cho con trong trường hợp da con bị trầy xước, trên da có vết thương hở có thể khiến da bé bị bội nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nếu mẹ không sơ chế lá dân gian kỹ, lá còn dính tạp chất sẽ rất nguy hiểm khi thoa lên da bé.

6.3. Dùng các loại kem giúp giảm phát ban nhanh

Những loại kem giúp làm giảm phát ban nhanh chóng có thể chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe bé như: corticoid, axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin ...

6.4. Mẹ vệ sinh da cho con bằng xà phòng thơm

Xà phòng thơm với thành phần tạo hương có thể gây kích ứng da bé và làm tình trạng hăm tã càng nặng hơn.

6.5. Dùng khăn ướt lau da cho con

Nhiều loại khăn ướt có chứa cồn hoặc các thành phần như propylen glycol có thể khiến da bé bị kích ứng.

7. Bé bị hăm tã nặng mẹ nên làm gì?

Khi nhận thấy tình trạng hăm tã trên da bé có những dấu hiệu tiến triển nặng như: vùng da bị hăm tã không có dấu hiệu thuyên giảm, da bé bị sưng phù, lở loét hoặc mưng mủ, vùng da bị hăm ngày càng lan rộng, bé bị sốt, bỏ bú, quấy khóc liên tục, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời cho bé.

Trên đây là những thông tin tổng hợp kiến thức về bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh và cách điều trị an toàn để các mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng đúng để chữa trị cho con dứt điểm nhé!


Hoài Lê

Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được trở thành Bác sĩ để cứu giúp nhiều bệnh nhân nghèo, nên sau này lớn lên, tôi đã theo học và tốt nghiệp tại trường Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, tôi cũng có đam mê viết lách nên tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 2015: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Y đa khoa tại Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh

· Năm 2016-2018: Học tập và làm việc tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

· Năm 2019 - nay: Cộng tác cùng blog Baby Hub - Cổng thông tin sức khỏe hữu ích cho trẻ

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM