Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng điều trị khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt khiến bé ngứa ngáy khó chịu, trẻ quấy khóc liên tục, thậm chí biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ cần có hướng điều trị cho con nhanh chóng để da bé dễ chịu hơn, tránh để con ngứa ngáy dùng tay cào gãi lên da khiến bệnh càng nặng hơn. Bài viết dưới đây sẽ mang tới hướng điều trị bệnh rôm sảy ở mặt bé an toàn để mẹ tham khảo nhé!
Nguyên nhân bé bị rôm sảy ở mặt
Cha mẹ cần tránh những yếu tố dưới đây để phòng bệnh cũng như hỗ trợ điều trị rôm sảy nhanh chóng cho con:
- Thời tiết nóng bức, nhiệt độ không khí cao, cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi mà tuyến bài tiết trên da bé chưa phát triển hoàn chỉnh, khiến mồ hôi không thể thoát hết ra ngoài được và lâu dần tích tụ thành rôm sảy trên mặt bé.
- Mẹ mặc quá nhiều lớp quần áo khiến da con bị bí bách
- Mẹ để bé nằm trong lồng ấp nếu bé đang trong trạng thái sốt cao có thể gây bít tắc mồ hôi trên da mặt bé và dẫn đến rôm sảy
- Trẻ chơi đùa ngoài trời, thời tiết nắng nóng
Biểu hiện của trẻ bị rôm sảy trên mặt
- Da mặt bé bị tấy đỏ, trên da xuất hiện những mụn nước nhỏ hoặc các nốt sần màu hồng.
- Sau đó, các vết mụn nước có thể lan rộng ra toàn khuôn mặt bé hoặc lan xuống khắp cơ thể bé.
- Bé bị ngứa ngáy nên thường dùng tay cào gãi lên da, vô tình khiến da bị trầy xước, tình trạng rôm sảy ở mặt bé có thể nặng hơn, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập khiến da bé bị nhiễm trùng, mụn mủ nguy hiểm
- Ngoài ra, bé còn có có thể bị sốt cao mà mẹ không rõ nguyên nhân do đâu.
Cha mẹ cần có hướng điều trị bệnh cho con nhanh chóng, giúp bé dễ chịu hơn và ngăn ngừa rôm sảy lan rộng trên da bé.
Hướng điều trị khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu rôm sảy trên da mặt bé, cha mẹ cần có hướng điều trị bệnh cho con nhanh chóng.
Áp dụng biện pháp dân gian
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng một số nguyên liệu dân gian như: các mẹ truyền lại bằng cách sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: lá khế, mướp đắng, lá trà xanh, lá tràm, sài đất...để nấu nước tắm cho con giúp giảm ngứa ngáy và kháng khuẩn cho da bé.
Lưu ý: mẹ chỉ được áp dụng phương pháp này với trường hợp bé chớm bị rôm sảy. Khi thực hiện, mẹ cần đảm bảo sơ chế sạch hoàn toàn, không còn tạp chất vì chúng sẽ gây nhiễm khuẩn da bé. Với trường hợp bé bị rôm sảy mức độ nặng hơn, trên da có nhiều mụn nước hoặc da bé có vết thương hở, cha mẹ không được áp dụng phương pháp này.
Sử dụng kem trị rôm sảy Biohoney Baby Balm
Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyên dùng, đảm bảo an toàn và lành tính với làn da trẻ sơ sinh.
Kem trị rôm sảy Biohoney Baby Balm chứa 100% thành phần từ thiên nhiên: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, sáp ong, chiết xuất hoa cúc vàng, zinc oxide...mang lại những tác động toàn diện giúp cải thiện bệnh rôm sảy trên da bé: kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy, làm dịu kích ứng da đồng thời cấp ẩm cho da bé khỏe mạnh.
Đặc biệt, Biohoney Baby Balm có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh da liễu ở trẻ em như: chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ địa, mẩn ngứa, muỗi đốt...Đây là kem trị chàm sữa được nhiều mẹ tin dùng.
Hướng dẫn mẹ vệ sinh da cho bé đúng cách
- Mẹ lưu ý giữ vệ sinh cho da bé luôn sạch sẽ, khô ráo, ngoài ra mẹ cần thường xuyên lau mặt sạch sẽ cho bé, tránh sự tích tụ mồ hôi, bụi bẩn trên da mặt bé.
- Đối với những bé đang còn bú mẹ, nên cho bé bú nhiều hơn, tránh tình trạng da bé bị mất nước nhiều. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm tươi mát, giúp thanh lọc giải độc cơ thể. Đến đây thì mẹ đã biết bé bị rôm sảy nên ăn gì rồi!
- Mẹ vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh để da bé phải tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, lông động vật, phấn hoa…
Trên đây là tổng hợp những hướng điều trị khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt an toàn để mẹ tham khảo.