Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc giúp bé nhanh khỏi bệnh

Tham vấn y khoa :
BS. Lê Hiếu
24/2/2021
Chàm sữa

Chàm sữa là bệnh về da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến nhiều cha mẹ lo lắng chưa biết cách điều trị cho con. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị khi bé bị chàm sữa từ các chuyên gia để các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ. Thống kê cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc chàm sữa rất cao, nhất là trẻ sơ sinh. Chàm sữa trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở cả những bé có cơ địa khỏe mạnh và dễ tái đi tái lại, dẫn đến chàm thể tạng rất khó điều trị.

Biểu hiện các giai đoạn khi trẻ bị chàm sữa:

  • Giai đoạn cấp tính: 2 má bé bị nổi ửng đỏ, trên da có xuất hiện mụn nước li ti, ban hồng trên một vùng da.
  • Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh giai đoạn bán cấp: những mụn nước trên da phát triển, căng ra và rỉ dịch, đóng vảy gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Giai đoạn mãn tính: da bé bị chảy dịch, đóng thành các vảy khô bong tróc khô ráp, trên da bé xuất hiện nhiều rãnh ngang dọc, da thay đổi sắc tố khiến bé vô cùng khó chịu, bé thường quấy khóc và mất ngủ, biếng ăn, thường xuyên gãi hoặc chạm tay vào vùng da bị chàm.
Bé sơ sinh bị chàm sữa


Cha mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm sữa qua những dấu hiệu như:

  • Ban đầu da bé sẽ xuất hiện vùng da tấy đỏ, kèm theo các mụn nước li ti. Mẹ sờ lên da bé sẽ cảm thấy thô ráp, da đóng vảy và không còn mịn màng như trước nữa.
  • Bé thường bị chàm sữa ở 2 má, sau đó có thể lan rộng xuống những vị trí khác trên cơ thể bé như đầu, cổ, tay chân, lưng, ngực…
  • Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bé hay quơ tay lên mặt hoặc lên đầu, dụi mặt vào chăn gối cho đỡ ngứa. Thậm chí nhiều trường hợp bé gãi lên da làm những nốt mụn nước vỡ ra, gây bội nhiễm nếu cha mẹ không biết cách xử lý đúng cách.
  • Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn và ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bé, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng bé chậm phát triển.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định cụ thể. Có những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh như sau:

  • Trẻ có cơ địa bị dị ứng: Trường hợp bé có cha mẹ tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da,…dễ bị chàm sữa hơn những bé khác.
  • Bé bị dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ: Bé bú mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn thực phẩm chuyển hóa thành các chất trong thành phần sữa mẹ. Nếu mẹ nhiều hải sản, thức ăn giàu đạm, đồ lên men, đồ sống...cơ thể bé không thích ứng kịp có thể bị dị ứng.
  • Một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị chàm sữa: thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm không khí thấp, môi trường sống ô nhiễm, bé bị dị ứng với lông thú cưng, chất giặt tẩy, sữa tắm, phấn hoa…

Cha mẹ cần có hướng xử lý nhanh chóng và kịp thời khi bé bị chàm sữa, tránh bệnh tiến triển xấu và kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Đến đây thì mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi! Vậy bé bị chàm sữa phải làm sao? Dưới đây là các cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh an toàn.

2. Phương pháp dân gian chữa trẻ bị chàm sữa

Trong trường hợp bé bị chàm sữa mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh cho con. 

2.1. Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch chứa các thành phần giúp làm sạch da bé dịu nhẹ, ngoài ra còn giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa, làm dịu da bé nhanh chóng.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh: 

  • Mẹ dùng bột yến mạch trộn cùng lượng nước vừa đủ để được hỗn hợp sền sệt
  • Mẹ dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bé bị chàm sữa, để yên khoảng 15-20 phút
  • Cuối cùng mẹ rửa sạch da con với nước ấm sạch là được

2.2. Dùng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cho da bé, đồng thời giúp dưỡng ẩm, tránh tình trạng da bé bị nứt do chàm sữa. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp phục hồi tổn thương trên da bé hiệu quả.

Hướng dẫn mẹ thực hiện cách chữa chàm sữa:

  • Trước tiên, mẹ cần vệ sinh da bé sạch sẽ, sau đó dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên da con, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Mẹ để yên khoảng 15 phút, sau đó dùng khăn bông mềm thấm bớt đi lượng dầu thừa trên da con là được.

2.3. Dùng sữa mẹ

Thành phần sữa mẹ chứa chất kháng sinh tự nhiên cùng các vitamin giúp làm dịu vùng da bé bị chàm sữa, giảm ngứa ngáy nhanh chóng. Ngoài ra còn giúp dưỡng ẩm da bé mềm mại, dễ chịu hơn.

Mẹ thực hiện cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Mẹ vệ sinh da con sạch sẽ với nước muối sinh lý, sau đó thấm khô da con nhẹ nhàng
  • Dùng vài giọt sữa mẹ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bé bị chàm sữa. Nếu bé bị ngứa ngáy, mẹ nên dùng băng gạc sạch băng lại cho con để tránh việc bé dùng tay cào gãi lên da 

2.4. Dùng lá khế

Lá khế là loại lá dân gian dễ tìm, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh ngoài da, đặc biệt là chàm sữa ở trẻ nhỏ.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi, sau đó đem rửa sạch và vò nát 
  • Cho lá khế vào nồi, mẹ thêm khoảng 2 lít nước và đun sôi nước thật kỹ
  • Sau đó mẹ tắt bếp, để nước nguội và dùng để tắm cho con.

2.5. Dùng lá trầu không

Lá trầu không chứa tinh dầu và các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, hỗ trợ điều trị chàm sữa an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn mẹ thực hiện chữa chàm sữa trẻ sơ sinh:

  • Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng
  • Lá trầu mẹ vò nát, sau đó cho vào nồi và thêm nước, đun sôi kỹ khoảng 5-10 phút, sau đó tắt bếp.
  • Mẹ pha loãng nước này sao cho vừa đủ ấm để tắm cho bé. Mẹ dùng khăn sạch thấm nước và lau nhẹ nhàng lên da bé. 
  • Sau đó mẹ tắm lại cho con 1 lần nữa với nước sạch là được.

Các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết để biết bé bị chàm sữa phải làm sao nhé!

2.6. Dùng lá trà xanh khi trẻ bị chàm sữa

Lá trà xanh là nguyên liệu tự nhiên có tính thanh mát, thành phần chứa các chất oxy hóa, thanh nhiệt giải độc đồng thời giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, mẹ có thể sử dụng để chữa chàm sữa mức độ nhẹ cho con.

Lá trà xanh kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả

Mẹ thực hiện cách chữa chàm sữa như sau:

  • Mẹ chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng
  • Lá trà xanh mẹ cho vào nồi, thêm nước và đun sôi kỹ, sau đó tắt bếp, để nước nguội bớt
  • Mẹ dùng khăn mỏng thấm nước trà xanh nhẹ nhàng lên da con ở vùng da bé bị chàm sữa.

2.7. Dùng lá tía tô

Lá tía tô là thảo dược có vị cay, đối với trường hợp chàm sữa ở trẻ nhỏ giúp dưỡng da bé mềm mịn, tẩy bớt các tế bào chết và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

Hướng dẫn thực hiện cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Mẹ chọn những cây tía tô tươi, lấy cả phần thân và lá đem rửa sạch. 
  • Mẹ đun sôi một lượng nước vừa đủ, sau đó thả lá tía tô vào và tiếp tục đun sôi khoảng 15 phút.
  • Dùng lượng nước này pha cùng nước ấm để tắm cho bé.

Lưu ý: Mẹ chỉ áp dụng các phương pháp dân gian này khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa mức độ nhẹ. Tuyệt đối không áp dụng trong trường hợp da bé bị trầy xước, có vết thương hở. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng phương pháp sử dụng dầu cám gạo trị chàm sữa an toàn, hiệu quả.

3. Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh dùng kem trị chàm sữa

3.1. Kem Biohoney Baby Balm

Xuất xứ: New Zealand

Thành phần: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, zinc oxide, sáp ong…100% thành phần nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính với làn da bé sơ sinh.

Công dụng:

  • Mang lại những tác động toàn diện lên làn da bé, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, dưỡng ẩm, làm dịu ngứa ngáy, chống nấm, khử trùng, hỗ trợ điều trị chàm sữa an toàn, dứt điểm
  • Hiệu quả điều trị chàm sữa trẻ sơ sinh chỉ sau 48 giờ đã được kiểm chứng
  • Giảm nhanh tình trạng da bé bị ngứa ngáy, mẩn đỏ do chàm sữa gây ra, ngăn ngừa tình trạng da bé bị bội nhiễm.
  • Cấp ẩm cho da bé mịn màng, hỗ trợ thúc đẩy tái tạo tế bào da, tăng sức khỏe cho làn da và ngăn ngừa chàm sữa tái đi tái lại.
  • Ngoài ra, kem Biohoney Baby Balm còn hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến da ở trẻ em như: rôm sảy, hăm tã, côn trùng đốt, viêm da cơ địa...

Giá tham khảo: 485.000đ

Kem Biohoney Baby Balm

3.2. Kem Aveeno Eczema Therapy

Xuất xứ: Mỹ

Thành phần: Bột yến mạch cùng Glycerin, rượu cetearyl, nước, dimethicone, ethylhexylglycerin....

Công dụng: 

  • Tăng cường độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da khô tái phát do chàm sữa
  • Tăng cường và phục hồi chức năng bảo vệ da của bé
  • Giảm nhanh tình trạng kích ứng trên da bé do kích ứng
  • Hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ em, giúp giảm các triệu chứng đặc trưng như ngứa, mẩn đỏ, da đóng vảy…

Giá kem trị chàm sữa tham khảo: 450.000đ

3.3. Kem Bepanthen 

Xuất xứ: Đức

Thành phần: Dapidanthenol hydrat hóa, Glycerin…

Công dụng: 

  • Giữ nước, phục hồi hàm lượng lipid cho da, dưỡng da bé mềm mại hơn
  • Cải thiện nhanh tình trạng da bé bị khô và ngứa ngáy do chàm sữa
  • Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng

Giá tham khảo: 300.000đ

3.4. Kem Sudocrem

Xuất xứ: Úc

Thành phần: Kẽm oxide 15,25%

Công dụng:

  • Tạo lớp màng bảo vệ cho da, ngăn chặn các yếu tố gây kích ứng da
  • Giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát trên da bé do chàm sữa ở trẻ em, nứt nẻ da

Giá tham khảo: 300.000đ

3.5. Eucerin Eczema Relief

Xuất xứ: Đức

Thành phần: chiết xuất lúa mạch

Công dụng:

  • Giảm nhanh tình trạng da bé bị khô, ngứa ngáy khó chịu do chàm sữa gây ra
  • Tăng cường sức đề kháng cho da, làm dịu da đang bị mẩn đỏ

Giá tham khảo: 500.000đ

3.6. Kem Mustela Stelatopia

Xuất xứ: Pháp

Thành phần: chiết xuất bơ, dầu hạt hướng dương

Công dụng:

  • Làm dịu tình trạng da bị kích ứng nhanh chóng, dưỡng da bé mềm mại, thoải mái hơn
  • Duy trì độ ẩm, cấp nước cho da bé, chăm sóc hàng ngày cho làn da bị khô do chàm sữa.
  • Tăng cường hàng rào bảo vệ da bé, hỗ trợ điều trị chàm sữa.

Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ và lau khô da con với khăn mềm, sau đó lấy lượng kem vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da con bị chàm sữa, kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu tốt hơn.

4. Cách chăm sóc bé bị chàm sữa giúp bé mau khỏi

4.1. Mẹ giữ da con sạch sẽ, khô thoáng

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh: Mẹ cần vệ sinh, tắm rửa cho con sạch sẽ hàng ngày, giữ da con luôn khô thoáng và tránh để bé đổ nhiều mồ hôi. Mẹ nên dùng khăn mềm lau sạch miệng bé sau khi cho bé bú, thay tã thường xuyên cho con để bé thoải mái, dễ chịu hơn.

Mẹ nên tắm cho con 1-2 lần mỗi ngày với nước ấm và không nên dùng sữa tắm có bọt vì chúng sẽ làm tình trạng chàm sữa trầm trọng hơn.

Mẹ tắm vệ sinh da cho con sạch sẽ

Mẹ chọn quần áo mềm mại, thấm hút tốt, mỏng nhẹ mặc cho con, tránh những chất liệu tổng hợp sẽ khiến da con bị bí bách, trầy xước, vết chàm sữa càng nặng hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể đeo bao tay hoặc thường xuyên cắt móng tay để tránh bé cào gãi khiến da bị tổn thương, dễ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

4.2. Giữ không gian sống của bé thoáng mát

Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Mẹ có thể dùng máy phun sương để làm ẩm phòng bé, tránh để da bé tiếp xúc với các tác nhân như vụn vải, khói bụi, lông động vật…

4.3. Mẹ thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Bé bú mẹ sẽ hấp thụ những dưỡng chất có trong thành phần sữa mẹ, vì vậy mẹ cần tránh ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thực phẩm lên men, đồ sống, đồ ăn nhiều dầu mỡ...Bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, trái cây và những đồ mát.

Mẹ cũng cần chú ý đến loại sữa đang dùng cho bé, tránh dùng sữa dê, sữa cừu, sữa bò vì chúng có chứa các chất dị ứng allergen.

Đến đây thì mẹ đã biết bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì rồi!

4.4. Những điều mẹ cần lưu ý

  • Mẹ không dùng kháng sinh liều cao, không dùng những sản phẩm kem, thuốc bôi chứa thành phần corticosteroid dạng thoa ngoài da để bôi da bé.
  • Trường hợp áp dụng cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà khoảng 3-4 ngày mà bệnh không có dấu hiệu cải thiện, hoặc da bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng như sưng tấy nhiều, vết chàm sữa lan rộng, chảy dịch, mưng mủ, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Trong trường hợp dùng cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng thuốc, cha mẹ cần tuân theo đúng chỉ định của các Bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng.

5. Phòng tránh chàm sữa cho bé như thế nào?

Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia về cách phòng tránh chàm sữa hiệu quả cho con

  • Luôn giữ môi trường, không gian sống của bé ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
  • Không để bé tiếp xúc với động vật như chó, mèo…
  • Thường xuyên thay tã bỉm cho con, hạn chế để bé đổ nhiều mồ hôi.
  • Mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm da hằng ngày cho con, ưu tiên loại kem thành phần thiên nhiên sẽ an toàn và lành tính với da bé.
  • Mẹ không tự ý dùng các loại lá dân gian tắm cho con. Không dùng các loại sữa tắm, xà phòng tạo bọt, chứa chất tạo mùi sẽ khiến da bé bị kích ứng.
  • Tránh để bé tiếp xúc với những yếu tố như: khói bụi, phấn hoa, nước hoa…
  • Bé cần được duy trì bú mẹ lâu nhất có thể. Đối với bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thức ăn lên men, cà chua…

6. Giải đáp thắc mắc về bệnh chàm sữa

6.1. Chàm sữa có lây không?

Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh, bệnh không lây từ bé này sang bé khác nhưng bệnh dễ lan rộng trên cơ thể bé.

6.2. Bệnh chàm sữa có thể tự khỏi được không?

Bệnh chàm sữa có thể tự khỏi sau khi bé được 2 tuổi, nhưng còn phụ thuộc vào cơ địa từng bé. Cha mẹ không nên để bệnh tự khỏi vì tình trạng bệnh sẽ gây ngứa ngáy khó chịu kéo dài, bé quấy khóc nhiều, bỏ bú, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, lâu dài sẽ khiến bé chậm phát triển. Ngoài ra, chàm sữa gây ngứa nên bé thường dùng tay cào giã lên da gây trầy xước da, thậm chí nhiễm trùng nguy hiểm.

6.3. Chàm sữa tái đi tái lại do đâu?

Nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại do:

  • Sản phẩm chữa bệnh chưa phù hợp
  • Do chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ chứa các thực phẩm gây dị ứng
  • Cách mẹ chăm sóc, vệ sinh da hằng ngày cho bé chưa tốt
  • Do các yếu tố từ môi trường như khói bụi, lông thú cưng, phấn hoa, chất giặt tẩy...

Trên đây là những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị chàm sữa an toàn, hiệu quả để cha mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng đúng để điều trị bệnh cho con nhé!


D.S Lưu Hường

D.S Lưu Hường tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Dược liệu & Dược cổ truyền trường ĐH Y Hà Nội. Dược sĩ đã có gần 20 năm công tác tại các phòng khám, bệnh viện lớn nhỏ và có nhiều công trình nghiên cứu về thuốc được chú ý.

Dược sĩ mong muốn chia sẻ kiến thức về bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ để cha mẹ có kiến thức chăm sóc con đúng cách.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 1999: Tốt nghiệp loại Giỏi trường Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Dược liệu & Dược cổ truyền

· Năm 2001 - 2008: Phó ban nghiên cứu sản xuất và phát triển thuốc thuộc công ty dược phẩm Tâm Bình

· Năm 2010 - 2018: Trưởng Khoa Dược viện 108 Hà Nội

· Năm 2019 - nay: Công tác tại Baby Hub - Cổng thông tin sức khỏe hữu ích cho trẻ

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM