Chuyên gia giải đáp trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn, những lưu ý mẹ cần biết

Tham vấn y khoa :
D.S Lưu Hường
24/2/2021
Chàm sữa

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị chàm sữa cho bé, trong đó sử dụng lá tắm tự nhiên được nhiều mẹ áp dụng. Vậy trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn, giúp giảm ngứa ngáy hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp để các mẹ tham khảo nhé!

Mẹ nhận biết bé bị chàm sữa qua dấu hiệu nào?

Chàm sữa là bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, bệnh gây tổn thương trên làn da mỏng manh của bé và có những biểu hiện qua các giai đoạn như:

  • Giai đoạn đầu, da bé bị khô ngứa, ửng đỏ từng mảng và bắt đầu xuất hiện trên 2 má bé
  • Da bé bắt đầu nổi mụn nước li ti gây ngứa ngáy khó chịu, những mụn này sẽ căng ra và rịn nước, sau đó đóng vảy khô cứng bong tróc
  • Bệnh có thể lan xuống thân người bé ở tay, chân, cổ, ngực...gây ngứa ngáy và bé quấy khóc nhiều, ngủ hay bị giật mình
  • Da bé ngứa rát dữ dội nên con thường dùng tay cào gãi lên da, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.

Mẹ dùng phương pháp dân gian chữa chàm sữa trong trường hợp nào?

Đối với tình trạng da bé mới chớm bị chàm sữa, chỉ xuất hiện dấu hiệu ngứa ngáy và mẩn đỏ nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để vệ sinh da bé, giúp giảm ngứa ngáy để bé dễ chịu hơn.

Trước khi thực hiện, mẹ cần đảm bảo nguyên liệu sử dụng sạch hoàn toàn và không còn tạp chất, bụi bẩn vì sẽ gây kích ứng da bé, khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Trẻ bị chàm sữa tắm là gì an toàn?

1. Bé bị chàm sữa tắm lá khế

Tác dụng của lá khế: lá khế có tính lạnh, giúp tán nhiệt độc và giảm ngứa ngáy trên da bé, có khả năng chữa chàm sữa, mề đay và mẩn ngứa nhanh chóng. Đặc biệt, thành phần axit oxalic và các vitamin, nguyên tố vi lượng có khả năng kháng viêm, giảm sưng do bệnh chàm sữa rất tốt.

Cách thực hiện:

Bước 1: mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra

Bước 2: sau đó mẹ vò nát lá khế và cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ thì tắt bếp, để nước nguội bớt.

Bước 3: mẹ dùng nước này tắm hoặc lau lên vùng da con bị ngứa sẽ giúp giảm kích ứng da nhanh chóng

2. Mẹ dùng lá ổi tắm cho con

Tác dụng của lá ổi đối với bệnh chàm sữa: lá ổi có vị đắng, tính ấm và có khả năng giải độc, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian về da liễu, trong đó có bệnh chàm sữa ở trẻ em. Thành phần lá ổi chứa vitamin K, axit guajavalic, tanin, axit maslinic...giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm sạch da bé nhẹ nhàng, thúc đẩy da bé hồi phục khỏe mạnh.

Hướng dẫn mẹ thực hiện như sau:

Bước 1: mẹ chuẩn bị 1 nắm lá ổi và rửa qua nước muối cho thật sạch, sau đó vò nát 

Bước 2: cho lá ổi vào ấm nước sôi đun khoảng 10 phút rồi đổ nước ra chậu, để nước nguội bớt

Bước 3: mẹ dùng lá này tắm cho con giúp bé dễ chịu hơn.

3. Dùng lá trầu không

Hiệu quả của lá trầu không: thành phần chứa hàm lượng lớn chất Poly-phenol có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn và nấm gây hại trên da bé, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm sữa như mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Cách thực hiện: 

Bước 1: mẹ dùng 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng

Bước 2: mẹ đun sôi khoảng 2 lít nước và cho lá trầu không vào, đun sôi kỹ khoảng 15 phút nữa để các tinh dầu trong lá ra hết. Mẹ có thể thêm vào nước chút muối sạch để tăng hiệu quả sát khuẩn

Bước 3: nước nguội đến khi còn ấm, mẹ dùng để tắm cho con mỗi ngày đến khi da con khỏe hẳn.

4. Lá trà xanh

Tác dụng của lá trà xanh: hoạt chất EGCG và các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan, các vitamin nhóm B, C trong lá trà xanh giúp làm sạch da bé, đồng thời giúp kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi vùng da bé bị chàm sữa nhanh chóng.

Hướng dẫn mẹ thực hiện:

Bước 1: mẹ chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, không sâu bệnh cùng chút muối hạt. Lá trà xanh rửa nhiều lần với nước sạch và ngâm qua nước muối loãng

Bước 2: mẹ vớt là trà ra để ráo nước, sau đó giã nát và đem đun sôi cùng nước khoảng 15 phút

Bước 3: mẹ có thể pha phần nước này với nước lạnh hoặc chờ nước nguội bớt dùng để tắm cho con

5. Lá đơn đỏ

Tác dụng của lá đơn đỏ: theo Đông y, đây là loại lá có khả năng giải độc, thanh nhiệt và giúp đẩy lùi các triệu chứng của mề đay, chàm sữa, viêm da cơ địa ở trẻ em rất tốt. Thành phần lá đơn đỏ chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid giúp kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra còn chứa tanin, coumarin giúp giảm đau, tiêu viêm, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy cho bé nhanh chóng.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: mẹ rửa sạch 1 nắm lá đơn đỏ và đem đun cùng nước, đun sôi kỹ khoảng 10 phút rồi tắt bếp

Bước 2: mẹ để nước nguội đến khi còn ấm, dùng để tắm cho con và vệ sinh vùng da con bị chàm sữa

Mẹ cùng theo dõi tiếp để biết trẻ bị chàm sữa tắm lá gì.

6. Lá tía tô

Hiệu quả của lá tía tô: đây là thảo dược có vị cay, tính ôn, đối với làn da bé bị chàm sữa sẽ giúp dưỡng da bé mềm mại hơn, không còn khô rát khó chịu nữa. Ngoài ra còn giúp loại bỏ các tế bào da chết và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé.

Mẹ thực hiện như sau:

Bước 1: mẹ chọn những cây tía tô tươi, không sâu bệnh, mẹ lấy cả phần thân và lá đem rửa sạch.

Bước 2: mẹ đun sôi nước rồi thả lá tía tô vào, đậy nắp kín và đun sôi tiếp khoảng 15 phút nữa.

Bước 3: mẹ tắt bếp, pha nước lá tía tô cùng nước sạch để nước còn ấm, dùng để tắm cho con. Mẹ kiên trì áp dụng đến khi da con khỏi hẳn.

7. Mẹ tắm nước mướp đắng cho con

Tác dụng của mướp đắng: mướp đắng chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, lành tính với làn da trẻ nhỏ nên có thể hỗ trợ điều trị chàm sữa nhanh chóng.

Mẹ thực hiện như sau:

Bước 1: mẹ chuẩn bị khoảng 1-2 quả mướp đắng cùng vài lá kinh giới tươi, đem rửa thật sạch và cắt mướp đắng thành các lát nhỏ

Bước 2: mẹ dùng máy xay xay nhuyễn 2 nguyên liệu trên, vắt lấy phần nước cốt và pha cùng lượng nước ấm vừa đủ để tắm cho con. Mẹ lưu ý chỉ pha nước ấm vừa đủ, nếu nước quá nóng sẽ khiến da bé kích ứng nhiều hơn.

8. Lá sim

Tác dụng của lá sim: đây là loại lá có khả năng khử trùng, giảm ngứa và chữa lành các vết thương trên da bé nhanh chóng, do đó hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé hiệu quả.

Hướng dẫn mẹ thực hiện:

Bước 1: mẹ chuẩn bị khoảng 200g lá sim, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng

Bước 2: mẹ vớt lá sim ra, cho vào nồi và thêm nước, đun sôi kỹ 

Bước 3: mẹ pha nước lá sim cùng nước lạnh sạch để nước ấm vừa đủ, dùng để tắm cho con. Thực hiện liên tục khoảng 10 ngày để cải thiện tình trạng chàm sữa trên da bé. 

Những lưu ý mẹ cần biết khi dùng lá tắm trị chàm sữa cho con

Phương pháp dùng lá tự nhiên trị chàm sữa cho trẻ được đánh giá là an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Đảm bảo sử dụng các nguyên liệu sạch, không dính tạp chất và cần rửa sạch trước khi dùng để tắm cho con
  • Vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên mẹ cần kiên trì áp dụng mới có hiệu quả, tốt nhất là mẹ thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Trước khi tắm lá cho con, mẹ nên tắm sơ qua cho con bằng nước ấm để loại bỏ bớt vi khuẩn trên da bé
  • Khi tắm xong, mẹ dùng khăn bông mềm lau nhẹ nhàng để da con khô rồi mới mặc quần áo mới cho bé
  • Việc sử dụng các loại lá tắm tự nhiên chỉ giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm những triệu chứng ngứa ngáy, không có tác dụng điều trị chân viêm trên da bé. Cha mẹ cần sử dụng sản phẩm đặc trị như kem trị chàm sữa Biohoney Baby Balm xuất xứ từ New Zealand có khả năng điều trị chàm sữa chỉ sau 48 giờ. Với bảng thành phần 100% nguyên liệu tự nhiên, kem mang lại tác động toàn diện như: kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm, dưỡng ẩm, giảm ngứa, làm dịu da, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới và tăng cường sức khỏe làn da bé.
  • Trong quá trình điều trị chàm sữa cho con, mẹ cần chú ý luôn giữ da con sạch sẽ, khô thoáng, tránh để da bé tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như khói bụi, vụn vải, lông thú cưng, sữa tắm, chất giặt tẩy chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Mẹ tránh những thực phẩm gây dị ứng như sữa chứa đạm, thịt bò, hải sản, đồ sống, đồ lên men…

Trên đây là giải đáp trẻ bị chàm sữa tắm lá gì an toàn cùng những lưu ý mẹ cần biết.


Hoài Lê

Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được trở thành Bác sĩ để cứu giúp nhiều bệnh nhân nghèo, nên sau này lớn lên, tôi đã theo học và tốt nghiệp tại trường Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, tôi cũng có đam mê viết lách nên tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức bổ ích cho người đọc qua những bài viết của mình.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 2015: Tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Y đa khoa tại Trường Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh

· Năm 2016-2018: Học tập và làm việc tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

· Năm 2019 - nay: Cộng tác cùng blog Baby Hub - Cổng thông tin sức khỏe hữu ích cho trẻ

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM