Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi

Tham vấn y khoa :
D.S Lưu Hường
21/12/2020
Chăm sóc trẻ

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi sẽ là công cụ hữu ích giúp cha mẹ nắm được tình trạng phát triển của bé. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin để các mẹ tham khảo nhé!

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi

Hướng dẫn mẹ cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em sẽ có 3 cột chính là cột “Bé trai”, “Tháng tuổi” và “Bé gái”, để tra cứu, mẹ sẽ dựa vào độ tuổi của con, sau đó gióng sang theo giới tính. 

Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột:

  • TB: bé đang đạt chuẩn trung bình
  • Dưới -2SD: trẻ đang mắc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hoặc thể thấp còi
  • Trên +2SD: bé đang bị thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Hướng dẫn mẹ cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ

  1. Cách đo cân nặng chuẩn để mẹ tham khảo

Mẹ có thể sử dụng một trong các loại cân như: cân lòng máng, cân treo, cân đòn hoặc cân điện tử, cân đồng hồ…Cân cần có độ chia tối thiểu đạt 0,1kg và đảm bảo độ chính xác.

Mẹ thực hiện thao tác cân đúng quy chuẩn như sau:

  • Cân cần được chỉnh về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân
  • Mẹ nên cân vào buổi sáng khi bé vừa ngủ dậy, sau khi đi vệ sinh và vẫn chưa ăn gì. 
  • Mẹ cởi bỏ quần áo cho con đến mức tối thiểu, bỏ giày dép, mũ nón và các vật khác trên người bé.
  • Mẹ đặt bé đứng giữa bàn cân, mắt nhìn thẳng và không cử động. Với những bé còn nhỏ, mẹ đặt con nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc thúng cân
  • Mẹ nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng và ghi số cân theo kg với 1 số lẻ (ví dụ 5,3kg)

Chú ý: mẹ cần đặt cân ở nơi bằng phẳng, chắc chắn.

  1. Cách đo chiều cao chuẩn cho bé
  • Đối với bé dưới 2 tuổi nên đo nằm bằng thước đo chuyên dụng, mẹ thực hiện như sau:

Bước 1: cho bé nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát 1 cạnh của thước

Bước 2: mẹ giữ đầu bé đặt thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, 2 đầu gối để thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng

Bước 3: mẹ đọc và ghi số cm với 1 số lẻ.

  • Đối với bé lớn hơn, có thể đo đứng với loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường

Bước 1: mẹ chuẩn bị thước đo được đóng cố định vào tường, thước thẳng và vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 phải sát với sàn nhà

Bước 2: bé đi chân không, đứng thẳng và áp lưng vào tường. Mẹ chú ý đầu, 2 vai, mông, bắp chân và gót chân bé áp sát vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình

Bước 3: dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu và vuông góc với thước đo. 

Chú ý: mẹ cần bỏ giày, mũ cũng như áo khoác cho bé trước khi đo.

Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0 - 5 tuổi

  • Bé mới sinh: chiều cao trung bình khoảng 50cm, cân nặng khoảng 3,3,kg. Chu vi vòng đầu của bé trai khoảng 34,3cm và bé gái khoảng 33,8cm.
  • Khi bé được 4 ngày tuổi: cân nặng của bé có thể giảm đi 5 - 10% so với khi mới sinh do trẻ bị mất nước và dịch cơ thể
  • Khoảng thời gian từ khi bé được 5 ngày tuổi - 3 tháng tuổi: mỗi ngày bé tăng khoảng 15-28g. Khi được 2 tuần tuổi, bé sẽ đạt được mức cân nặng sau khi mới sinh
  • Bé được 3 - 6 tháng tuổi: cân nặng bé sẽ tăng khoảng 225g/2 tuần. Khi bé được 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với khi mới sinh
  • Khoảng thời gian từ khi bé được 7 - 12 tháng tuổi: mỗi tháng cân nặng bé sẽ tăng khoảng 500g. Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ đạt khoảng 71-76cm, cân nặng gấp 3 lần khi mới sinh.
  • Trẻ được 1 tuổi: cân nặng bé có thể tăng thêm 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm
  • Bé được 2 tuổi: bé sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng bé tăng khoảng 2,5kg so với giai đoạn bé được 1 tuổi
  • Giai đoạn bé được 3-4 tuổi: khi này, lượng mỡ trên cơ thể bé sẽ giảm rõ rệt, đặc biệt là trên mặt bé. Chân tay trẻ phát triển hơn rất nhiều nên trông bé cao ráo hơn
  • Bé được 5 tuổi trở lên: từ giai đoạn này cho tới khi trẻ đến độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển rất nhanh. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số về chiều cao cân nặng của trẻ

  1. Do di truyền

Yếu tố di truyền tác động lớn đến sự phát triển và kích thước các cơ quan trong cơ thể bé. Ngoài ra, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. 

Về chiều cao, trẻ thường chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

  1. Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất bé. Đặc biệt, tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể bé, làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Bé cần được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để trẻ phát triển chiều cao tốt. 

Ngoài ra, các yếu tố môi trường khác như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ.

  1. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Nếu mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng sẽ khiến bé có sức khỏe tinh thần không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ.

Giai đoạn mẹ cho con bú, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA giúp bé phát triển hệ xương tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho bé.

  1. Một số bệnh lý mạn tính

Một số bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hoặc bé từng phẫu thuật cũng tác động nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ. 

Ngoài ra, trẻ mắc một số bệnh lý ngoài da như chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ địa, rôm sảy...nếu cha mẹ không biết chữa trị cho con đúng cách, bệnh tái đi tái lại khiến bé bị khó chịu kéo dài, bé biếng ăn và ngủ không ngon giấc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

  1. Sự vận động và quá trình tập luyện thể dục thể thao của trẻ

Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất của bé. Mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động thể thao, các trò chơi vận động như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Ngoài ra, mẹ cần hạn chế những thói quen xấu như trẻ lười vận động, trẻ thức khuya hoặc dán mắt vào màn hình điện thoại hoặc tivi vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ xương và hệ thần kinh của trẻ.

Mách mẹ cách tăng chiều cao cho bé đúng chuẩn

  • Mẹ nhắc nhở trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ

Với trẻ từ 3-7 tuổi, cần được ngủ ít nhất 10-12 tiếng mỗi ngày. Với trẻ lớn hơn, cần đảm bảo ngủ 8 tiếng mỗi ngày và thời gian để bé ngủ thích hợp là trước 22 giờ.

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein 

Những thực phẩm như thịt nạc, cá, các loại hạt...giàu protein giúp cơ thể bé tăng trưởng tốt, tạo năng lượng và tham gia vào quá trình sinh hóa trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch…

  • Khuyến khích bé vận động, tham gia thể dục thể thao

Những trò chơi vận động vừa sức như đạp xe, chạy bộ, chơi cầu lông, bóng rổ...sẽ giúp cơ thể bé phát triển chiều cao tốt và tăng cường sức khỏe bé. 

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Thực đơn hằng ngày cần đầy đủ và cân bằng, phù hợp với độ tuổi của bé sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và cân nặng tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều rau xanh cùng trái cây sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

  • Xây dựng lối sống lành mạnh

Mẹ cần hạn chế cho con ăn những món ăn vặt vô bổ, thay vào đó là những bữa ăn dinh dưỡng tại nhà. Ngoài ra cần xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ để bé phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.

  • Bổ sung các khoáng chất cho bé

Các khoáng chất như canxi, sắt và vitamin A rất cần thiết và tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ cần đảm bảo cung cấp lượng khoáng chất này đầy đủ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của con. 

Trên đây là những thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi để các mẹ tham khảo!


Hoàng Thương

Mẹ Bơ tốt nghiệp ngành Dược học của Đại học Tôn Đức Thắng. Đã đang làm việc tại một nhà thuốc lớn tại Tp. Hồ Chí Minh. Mẹ Bơ mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân về sản phẩm chữa trị bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 2017: Tốt nghiệp ngành Dược học của Đại học Tôn Đức Thắng

· Năm 2017 - nay: Làm việc tại nhà thuốc và cộng tác với BabyHub trong những khoảng thời gian rảnh

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM