Mẹ đau đầu vì trẻ biếng ăn chậm tăng cân? Mách mẹ 10 cách giúp bé hay ăn chóng lớn
Nhiều bậc cha mẹ đang đau đầu vì tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân, lâu dài dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, sức đề kháng kém. Các mẹ đừng lo lắng quá nhé! Trong bài viết dưới đây, các Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải đáp 10 cách giúp bé hay ăn chóng lớn, các mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Vì sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân?
Tình trạng bé biếng ăn xảy ra khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bỉm sữa loay hoay chưa biết làm cách nào để con hay ăn chóng lớn.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé biếng ăn là:
1.1. Do một số thói quen xấu cha mẹ vô tình tạo ra
Thời gian bữa ăn kéo dài, mẹ chiều bé ngậm thức ăn, bé nuốt mà không nhai...là một số thói quen cha mẹ vô tình tạo ra cho bé dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Khi này, bé sẽ cảm thấy chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không thích ăn những thức ăn cần nhai như cơm, rau củ quả, cá, thịt…
1.2. Mẹ cho bé ăn không đúng lúc
Đôi khi mẹ cho con ăn khi bé vẫn còn no hoặc bé chưa thật sự đói, việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí khiến bé không thấy no hoặc thật sự đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi mẹ để bé ăn lúc bé muốn.
1.3. Bé không tập trung
Bé bị xao nhãng, không tập trung vào bữa ăn khiến bé quên đi cảm giác ngon miệng và thèm ăn, từ đó dẫn đến chứng biếng ăn.
Lý do có thể là do một vài gia đình cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi khi ăn cơm. Lại có nhiều mẹ bế con đi dạo xung quanh nhà, vừa đi chơi vừa ăn…
1.4. Thực đơn các món ăn nhàm chán
Thực đơn mỗi ngày với những món ăn nhàm chán sẽ khiến bé bị ngán và từ đó dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Hoặc những món ăn không hợp khẩu vị bé, bé sẽ không ăn và khi mẹ thúc ép sẽ dẫn đến con bị áp lực, bé biếng ăn và cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn uống.
Các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết để biết những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân nhé.
1.5. Bé không ăn đồ ăn chúng thích
Việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng, cho con ăn đồ ăn bé yêu thích trong thời gian dài sẽ khiến bé kén ăn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến cơ thể bé bị mất cân bằng chất dinh dưỡng, bé ăn không đủ chất và bé sẽ không ăn các loại thức ăn giàu dưỡng chất mà trẻ không thích.
1.6. Mẹ cho bé ăn bữa phụ quá no
Điều này sẽ khiến bé không muốn ăn bữa chính và bỏ bữa. Ngoài ra, những món ăn vặt phổ biến được bé yêu thích là bánh kẹo, snack, khoai tây chiên...chứa rất nhiều đường, các thành phần không tốt cho sức khỏe bé. Nếu bé ăn nhiều sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, táo bón, béo phì, loãng xương và các vấn đề về tim mạch.
1.7. Do bé gặp vấn đề về sức khỏe
Bé gặp một số vấn đề về sức khỏe dẫn đến chứng biếng ăn là:
- Bé bị thiếu vitamin và khoáng chất như kẽm, selen sẽ khiến bé cảm thấy ăn không ngon miệng và lười ăn.
- Cơ thể bé không khỏe
- Bé mọc răng, nướu sưng đau khiến việc nhai thức ăn khó khăn
- Bé bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
- Bé bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.
1.8. Do bé hiếu động
Bé ham chơi, hiếu động dẫn đến bỏ bữa. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé mất tập trung trong ăn uống bởi những tác động xung quanh và dẫn hình thành thói quen gây biếng ăn.
1.9. Do môi trường thay đổi
Khoảng thời gian bé bắt đầu đến trường, môi trường sống thay đổi khiến bé chưa thể thích nghi và dẫn đến tâm lý bé căng thẳng, bé không muốn ăn, lâu dần sẽ gây chứng biếng ăn.
1.10. Do yếu tố tâm lý
Nhiều cha mẹ thấy con ăn ít hơn những bé cùng độ tuổi nên ra sức thúc ép con ăn, khiến bé sợ và nảy sinh tâm lý chán ăn.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân.
2. Mách mẹ 10 cách giúp bé hay ăn chóng lớn
2.1. Tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn hàng ngày
Tâm lý vui vẻ và thoải mái sẽ giúp men tiêu hóa kích thích hoạt động, giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn.
Cha mẹ tuyệt đối không dùng tivi, điện thoại hoặc đồ chơi để dụ bé vì như vậy sẽ tạo tâm lý ham chơi, phụ thuộc vào công nghệ, khiến con không tập trung vào bữa ăn và tạo thành thói quen xấu.
2.2. Thực đơn cần đa dạng
Cha mẹ cần lên kế hoạch dinh dưỡng hàng ngày, giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Thực đơn hàng ngày mẹ cần xây dựng đa dạng và phong phú, tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn.
Hình thức trang trí món ăn cũng góp phần tạo hứng thú cho bé, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
2.3. Cha mẹ không ép buộc con ăn
Nhiều cha mẹ dùng các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng để con ăn nhiều hơn nhưng điều này chỉ càng làm bé sợ và tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn.
Nếu mẹ muốn tập cho bé ăn món mới thì nên cho con ăn vào bữa sáng. Đây là thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn rồi mẹ có thể đưa món ăn và thực đơn bữa trưa hoặc tối.
2.4. Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con
Nếu bé đang biếng ăn, mẹ có thể thử chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều phần và cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ, vào những khoảng nhất định trong ngày.
2.5. Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn
Dù bé hiếu động và không chịu ngồi im mỗi bữa ăn, nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn mỗi bữa kéo dài khoảng 30 phút.
2.6. Cho bé ăn nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe
Mẹ có thể cho con ăn những thực phẩm như: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt...vào bữa phụ, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé, vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Các mẹ cùng theo dõi bài viết để biết trẻ biếng ăn chậm tăng cân mẹ nên làm sao nhé!
2.7. Không cho bé uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn
Các Chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng: dù là nước lọc hay nước trái cây thì mẹ cũng không nên cho bé uống nhiều trước và trong khi ăn. Vì như vậy sẽ khiến bé có cảm giác no bụng, không còn hứng thú để ăn.
Ngoài ra, mẹ cũng hạn chế cho bé uống sữa nhiều vào ban đêm vì sẽ ảnh hưởng đến bữa sáng hôm sau.
2.8. Mẹ khuyến khích bé vào bếp chuẩn bị bữa ăn
Bởi vì bé rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì nên mẹ hay trao đổi cùng bé bữa kế tiếp sẽ ăn món gì và chọn thực phẩm để có một bữa ăn cân bằng
Mẹ cũng có thể khuyến khích bé nhặt rau, rửa rau hoặc trộn thức ăn, dọn dẹp bàn ăn cho cả nhà, điều này sẽ kích thích bé muốn ăn những món ăn mà bé đã phụ nấu.
2.9. Cha mẹ không dùng đồ ăn làm phần thưởng
Nếu cha mẹ dùng đồ ăn làm phần thưởng sẽ khiến bé ăn theo kiểu đối phó, bé sẽ mất hứng thú với món ăn, từ đó nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải món ăn bé thích hay món đó tốt cho sức khỏe
2.10. Cha mẹ nên cho bé vận động đủ
Cha mẹ nên khuyến khích con vận động hằng ngày để cơ thể bé khỏe mạnh hơn, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn.
Mẹ có thể cùng con tham gia những trò chơi như đi bộ, nhảy dây, đá banh, chơi đuổi bắt...Nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể massage cho bé để giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa cho bé khỏe mạnh và phát triển tốt.
Trên đây là giải đáp vì sao trẻ biếng ăn chậm tăng cân và 10 cách giúp bé hay ăn chóng lớn từ các Chuyên gia dinh dưỡng. Chúc mẹ nuôi bé khỏe mạnh nhé!