Mẹ lưu ý các bệnh thường gặp ở trẻ em cùng hướng điều trị an toàn

Tham vấn y khoa :
D.S Lưu Hường
15/12/2020
Chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, các bệnh ngoài da hoặc bệnh về đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bé. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ em giúp các mẹ nhận biết để có hướng điều trị cho con an toàn nhé!

1. Bệnh về đường hô hấp

1.1. Cảm lạnh

Biểu hiện bé bị cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh là trường hợp rất thường gặp khiến cha mẹ lo lắng. Bé có thể bị cảm lạnh vào nhiều thời điểm trong năm, bệnh thường không nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp.

Cha mẹ nhận biết bé bị cảm lạnh qua những dấu hiệu như: 

  • Bé bị chảy nước mũi, chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ loãng và trong khi bé mới chớm bị bệnh. Sau khoảng vài ngày sẽ trở nên đặc lại và có màu vàng xanh, đây là diễn tiến bình thường của bệnh và không mang ý nghĩa là bệnh đang nặng hơn.
  • Bệnh gây ra tình trạng bé bị sốt, ho nhiều vào buổi tối, kèm theo những triệu chứng hắt xì hơi, ăn uống kém, quấy khóc nhiều, bỏ bú và ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân gây bệnh: bé bị cảm lạnh, dị ứng do thời tiết hoặc do virus, bụi bẩn

Cách chăm sóc bé bị cảm lạnh: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ và mặc đủ ấm cho con, cho bé bú mẹ nhiều và hút sạch dịch tiết từ mũi bé bằng nước muối sinh lý và bầu hút chuyên dùng. Mẹ cũng nên cho bé nằm cao đầu để khi con ngủ tránh nước muối chảy ngược vào trong.

1.2. Nấc cụt

Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em.

Khi bé bị nấc cụt sẽ có những biểu hiện như: bé bị nấc liên tục, gặp nhiều khi trẻ mới chào đời, tần suất khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 3 phút.

Nguyên nhân thường do bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí sau khi bú bình hoặc bé bị trào ngược dạ dày, kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.

Mẹ có thể chữa nấc cụt cho bé bằng cách cho bé bú sữa mẹ.

1.3. Nhiễm trùng đường hô hấp

Biểu hiện bé bị nhiễm trùng đường hô hấp

Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng đường hô hấp: bé biếng ăn hoặc bú ít, cơ thể mệt mỏi, hay quấy khóc và da xanh hơn. Ngoài ra bé còn bị ho, kèm theo những triệu chứng tiêu chảy, chảy nước mũi và thở khò khè. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến những dấu hiệu nguy hiểm như: bé thở nhanh, sốt cao, co giật tím tái.

Nguyên nhân: có thể do bé bị nhiễm lạnh, ô nhiễm không khí hoặc bị lây nhiễm từ người khác.

Hướng điều trị an toàn cho bé: cha mẹ cần vệ sinh mũi cho bé, nếu bé bị sốt cần mặc quần áo thoáng mát, dùng nước ấm để chườm trán, nách, bẹn cho trẻ và cho bé uống nhiều nước, bú nhiều hơn. Nếu biểu hiện trầm trọng hơn, cha mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

1.4. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh dễ mắc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Với trẻ sơ sinh, những biểu hiện của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và dễ bị bỏ qua: Bé thường bú kém hoặc bỏ bú, sốt trên 37,5 độ hoặc hạ thân nhiệt, ngoài ra, bé còn thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

Khi có những triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã tiến triển nặng: bé bị sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái...

Để phòng viêm phổi cho con, cha mẹ cần giữ ấm cho bé, nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng, đồng thời giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm vi khuẩn

Hướng điều trị: đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, chống suy hô hấp và chống nhiễm trùng tùy theo mức độ bệnh của trẻ.

2. Các bệnh thường gặp ở trẻ em ngoài da

Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, bất kỳ yếu tố không thuận lợi nào tác động cũng có thể khiến da bé bị ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh:

2.1. Vàng da

Biểu hiện bé bị vàng da: bé bị vàng ở mắt và da. Khi mẹ dùng tay nhấn vào da con mà thấy vùng da đó có màu vàng thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh vàng da.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do gan của bé chưa đủ hoàn thiện chức năng để loại bỏ bilirubin trong máu - sắc tố vàng của các chất thải ra khi hồng cầu bị phá hủy. Ngoài ra, còn có thể do bé bị mắc một số bệnh lý như tán huyết, bệnh gan, tắc mật, nhiễm trùng…Trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị nhanh chóng.

2.2. Mụn sữa

Dấu hiệu bé bị mụn sữa:

  • Mụn sữa thường xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc mụn nhọt nhỏ, đôi khi da bé có mụn mủ hoặc mụn đầu trắng.
  • Bé thường bị mụn sữa ở mặt, thường gặp nhất trên má, mũi, ngoài ra bé còn có thể bị ở trán, cằm, da đầu, lưng, ngực hoặc cổ.

Một số nguyên nhân khiến bé bị mụn sữa: do mẹ dùng thuốc, do bé uống sữa bột, do mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng hoặc do bé bị phù đại tuyến bã.

Những biện pháp điều trị an toàn cho bé tại nhà:

  • Giữ da mặt bé sạch sẽ, vệ sinh da bé bằng nước ấm sạch
  • Tránh dùng các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh
  • Mẹ không dùng kem dưỡng da và không chà xát mạnh khiến da bé bị tổn thương
  • Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng mụn sữa không chấm dứt sau 3 tháng.

2.3. Viêm da tiết bã

Biểu hiện bé bị viêm da tiết bã ở đầu

Bé thường bị viêm da tiết bã trên da đầu, cha mẹ có thể nhận biết qua những dấu hiệu trên da bé như:

  • Da đầu bé ửng đỏ, ẩm ướt và có dịch nhờn bết vào tóc. 
  • Da đầu bé có xuất hiện gàu, da sẫm màu và dày hơn, đôi khi còn xuất hiện những vảy nhờn dính.

Nguyên nhân khiến bé bị viêm da tiết bã: do di truyền, do môi trường ẩm ướt, hoặc do tăng phản ứng viêm với vi nấm Malassezia furfur…

Hướng điều trị an toàn cho bé: mẹ vệ sinh da con thường xuyên, tăng cường dưỡng ẩm cho da bé, dùng kem bôi da cho con hoặc sử dụng thuốc và dầu gội theo ý kiến của Bác sĩ

2.4. Chàm sữa

Chàm sữa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: lác sữa, viêm da cơ địa hoặc eczema...Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc trưng bởi tình trạng da bé bị khô và tổn thương

Dấu hiệu bé bị chàm sữa: 

  • Da bé ửng đỏ, sau đó nổi mụn nước gây ngứa ngáy dữ dội. Sau đó da bé xuất hiện nhiều mụn nước hơn và gây nứt da, rịn nước trên da bé, đóng thành vảy khô sần và bong tróc. 
  • Chàm sữa thường xuất hiện trên da mặt bé ở 2 má, sau đó có thể lan ra thân người bé ở tay, chân, cổ, lưng, ngực…

Nguyên nhân bé bị chàm sữa: do di truyền, do bé có cơ địa dị ứng, do bé tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như khói bụi, nấm mốc, lông thú cưng, do bé bị rối loạn tiêu hóa, do thực phẩm gây dị ứng...Ngoài ra còn do một số nguyên nhân như thời tiết khô hanh, trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc do chất tẩy rửa…

Hướng điều trị chàm sữa cho bé:

  • Mẹ chăm sóc, vệ sinh da bé sạch sẽ, tránh để con cào gãi lên da
  • Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày, loại bỏ những thực phẩm gây kích ứng
  • Đảm bảo không gian sống của bé thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ mát mẻ
  • Chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ mặc cho con
  • Mẹ dùng kem trị chàm sữa Biohoney Baby cho con

2.5. Rôm sảy

Biểu hiện bé bị rôm sảy

Dấu hiệu bé bị rôm sảy:

  • Da bé xuất hiện những mụn nước li ti mọc thành đám, bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và thường xuyên quấy khóc.
  • Da bé tấy đỏ nhiều và bé thường xuyên đưa tay lên da cào gãi
  • Rôm sảy thường xuất hiện trên những vùng da bé có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như: trán, cổ, vai, ngực, nách….

Nguyên nhân khiến bé bị rôm sảy:

  • Mẹ mặc nhiều lớp quần áo cho con khiến da bé bị nóng, bí bách, đổ nhiều mồ hôi mà không thể thoát hết ra ngoài được
  • Nhiệt độ không khí cao khiến cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi, bụi bẩn hoặc không khí ô nhiễm khiến lỗ chân lông trên da bé bị bít tắc dẫn đến rôm sảy
  • Cha mẹ vệ sinh da bé chưa tốt

Hướng điều trị rôm sảy an toàn cho bé:

  • Mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ, mát mẻ
  • Mặc quần áo thoáng mát cho con, giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
  • Bổ sung nước và thực phẩm tươi mát cho bé
  • Cắt móng tay thường xuyên, tránh để bé cào gãi lên da
  • Dùng kem trị rôm sảy Biohoney Baby Balm bôi cho con

Các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết để biết các bệnh thường gặp ở trẻ em.

2.6. Hăm tã

Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở bé trong độ tuổi mặc tã, bệnh khiến da bé tổn thương và có những biểu hiện khó chịu như:

  • Phần da bé mặc tã tấy đỏ, nổi mẩn đỏ, da bé có thể khô hoặc ướt
  • Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu và khiến bé thường xuyên quấy khóc, cáu gắt, ngủ không ngon giấc, nhất là khi da bé tiếp xúc với nước tiểu hoặc khi bé đi vệ sinh
  • Tình trạng bệnh nghiêm trọng có thể gây sưng tấy, viêm loét da

Nguyên nhân:

  • Do mẹ không chú ý thay tã cho con thường xuyên
  • Do tã bé mặc quá chật hoặc quá lỏng
  • Do da bé bị kích ứng với tã bỉm, khăn ướt, sữa tắm, nước xả vải…
  • Do da bé bị nhiễm khuẩn hoặc nấm
  • Do thực phẩm khiến bé bị thay đổi hệ tiêu hóa, tăng tần suất đi tiêu dẫn đến hăm tã
  • Do bé uống kháng sinh hoặc mẹ cho con bú uống kháng sinh

Cách điều trị hăm tã cho bé:

  • Mẹ chăm sóc da bé sạch sẽ, thoáng mát
  • Chọn loại tã bỉm cho bé chất lượng, kích thước phù hợp
  • Dùng kem bôi da phù hợp cho bé
  • Giữ không gian sống của bé thoáng mát, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi
  • Tránh các thực phẩm có tính axit như cam, chanh, cà chua, việt quất, mâm xôi...

3. Các bệnh thường gặp ở trẻ em về đường tiêu hóa

3.1. Nôn trớ, sặc

Dấu hiệu bé bị nôn trớ, sặc: Sau khi bé bú mẹ thường trớ ra sữa màu trắng, vàng hoặc vón cục

Nguyên nhân: mẹ cho con bú sai tư thế, do bé nằm ngay sau khi vừa bú xong hoặc bé bú quá nhiều. Một số trường hợp do bé bị dị tật về đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp trên hoặc nhu động ruột kém…

Hướng dẫn mẹ xử lý: Mẹ cho con nằm nghiêng khi nôn trớ và sơ cứu nếu con bị sặc.

3.2. Tiêu chảy

Dấu hiệu bé bị tiêu chảy: bé đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng và có mùi tanh, đôi khi còn có cả máu trong phân

Nguyên nhân: thực đơn của mẹ cho bé bú có nhiều món ăn có tính hàn hoặc bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa

Hướng điều trị an toàn cho bé: mẹ không ăn nhiều hải sản trong thời gian cho con bú. Mẹ cho bé bú nhiều hơn để bù đắp lượng nước cơ thể bị mất. Nếu thời gian bé bị tiêu chảy trên 2 ngày, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị cho con kịp thời

3.3. Táo bón

Bé bị táo bón sẽ có những triệu chứng như: hơn 1 ngày bé mới đi tiêu 1 lần, phân rắn và phải tốn nhiều sức dặn

Nguyên nhân: do mẹ cho con bú ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc do bé uống loại sữa công thức không phù hợp

Cách điều trị: mẹ bổ sung nhiều thực phẩm tính mát như rau củ quả, cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu bé phải bú sữa ngoài, cha mẹ cần lựa chọn loại mát cho con.

Trên đây là những thông tin về các bệnh thường gặp ở trẻ em để cha mẹ tham khảo. Hy vọng cha mẹ đã có đủ kiến thức để chăm sóc bé khỏe mạnh nhé!


Hoàng Thương

Mẹ Bơ tốt nghiệp ngành Dược học của Đại học Tôn Đức Thắng. Đã đang làm việc tại một nhà thuốc lớn tại Tp. Hồ Chí Minh. Mẹ Bơ mong muốn được chia sẻ với mọi người những trải nghiệm của bản thân về sản phẩm chữa trị bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 2017: Tốt nghiệp ngành Dược học của Đại học Tôn Đức Thắng

· Năm 2017 - nay: Làm việc tại nhà thuốc và cộng tác với BabyHub trong những khoảng thời gian rảnh

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM