Chuyên gia giải đáp trẻ chậm tăng cân nên ăn gì để mẹ tham khảo

Tham vấn y khoa :
BS. Lê Hiếu
21/12/2020
Chăm sóc trẻ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả thể chất và trí não của bé. Vì vậy, với trẻ chậm tăng cân, cha mẹ cần chú ý đến thực đơn hàng ngày của bé. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp trẻ chậm tăng cân nên ăn gì để mẹ tham khảo nhé!

Vì sao trẻ chậm tăng cân?

Trẻ chậm tăng cân có thể ảnh hưởng xấu đến vóc dáng và trí não của bé sau này, ngoài ra tình trạng kéo dài còn có thể gây ra suy bệnh suy dinh dưỡng cha mẹ cần thật sự lưu tâm. 

Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm tăng cân có thể là:

  • Do di truyền: bố mẹ bé có cơ thể gầy gò, nhẹ cân, con sinh ra có thể bị chậm tăng cân
  • Trẻ rất năng động và tiêu thụ lượng calo hàng ngày cao
  • Bé biếng ăn, không thèm ăn hoặc kén ăn, chỉ ăn một số thực phẩm bé thích, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân
  • Trẻ thường bị dị ứng và nhạy cảm với các thành phần có trong thực phẩm
  • Hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt, bé mắc một số bệnh khiến cơ thể bé không hấp thụ được dưỡng chất 
  • Chế độ ăn uống và thực đơn hàng ngày của bé không phù hợp, hàm lượng các chất dinh dưỡng không cân bằng 
  • Bé ăn quá nhiều chất xơ khiến bé khó chịu và bị đầy bụng
  • Cơ thể bé bị thiếu vitamin và khoáng chất: lượng kẽm thấp có thể khiến bé bị giảm khả năng cảm nhận mùi và vị, bé ăn không thấy ngon và cảm thấy chán ăn. Ngoài ra, lượng sắt hoặc vitamin B12 trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • Bố mẹ áp dụng chế độ ăn kiêng lâu dài và hạn chế sử dụng bơ hoặc dầu trong món ăn, khiến bé không thể hấp thu vitamin A hoặc D (các vitamin tan trong dầu)

Bữa ăn cân bằng đủ dinh dưỡng cho bé

Để bé tăng cân khỏe mạnh, mỗi bữa ăn của bé nên đảm bảo cân bằng các nhóm dưỡng chất như sau:

  • Chất đạm

Các thực phẩm nhiều chất đạm có thể kể đến là: cá, trứng, thịt nạc, phô mai ít béo, thịt gia cầm không da, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, sữa chua, rau củ quả…

  • Chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe hệ tim mạch và giúp kiểm soát lượng trong máu của trẻ. Những thực phẩm cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào là: các loại đậu và hạt, rau củ, ngũ cốc, trái cây, bánh mì được làm từ lúa mì…

  • Kali

Đây là dưỡng chất cần thiết với hệ thần kinh, cơ bắp và giúp cân bằng nước cho cơ thể bé. Những thực phẩm giúp cung cấp nguồn kali cho cơ thể bé là: rau lá xanh, cà chua, khoai tây nguyên vỏ, đậu và đậu Hà Lan, các loại trái cây như chuối, atiso, dưa đỏ, đu đủ, nước ép cam, nghêu, cá, sò, các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, hạnh nhân, đậu phộng và sản phẩm từ sữa ít béo…

  • Chất béo

Trẻ cần một lượng chất béo vừa đủ trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt là một số loại chất béo thiết yếu tốt cho bé như: axit béo omega - 3 tốt cho sự phát triển trí não bé...Những thực phẩm giúp cung cấp omega - 3 và các chất bão hòa đơn là: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá cơm, trứng, đậu, hạt, dầu oliu, dầu hạt cải tinh luyện, hạt lanh...

Những thực phẩm bổ dưỡng mẹ nên bổ sung ngay

Đây là loại trái cây chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể bé. Ngoài những chất béo có lợi, thành phần trái bơ còn chứa đường, đạm, vitamin B, C cùng các chất khoáng như canxi, magie, kẽm...rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.

Đặc biệt, bơ chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Đây là thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào các bữa ăn phụ của con, giúp bé tăng cân nhanh chóng.

Với bơ, mẹ có thể cho con ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố cho bé ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng.

  1. Chuối

Chuối giúp cung cấp lượng lớn calo, đường cùng các vitamin A, C, D, E, các vi khoáng như magie, kali, sắt, fluor, i ốt...rất tốt cho sức khỏe bé và hỗ trợ bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con ăn ½ - 1 quả chuối mỗi ngày, có thể cho con ăn chuối chín trực tiếp hoặc trộn cùng sữa chua, chế biến thành bánh tráng miệng để trẻ ăn ngon miệng hơn.

  1. Trứng

Trứng là loại thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào cùng chất béo, bổ sung vào thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, trứng còn mang lại các vitamin A và B12 thiết yếu, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Mẹ có thể chế biến trứng thành các món ăn ngon miệng như trứng luộc, trứng ốp, trứng xào cà chua...để bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá 1-2 quả mỗi ngày. Với bé sơ sinh chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ khi bé đã được 7 tháng tuổi, lòng trắng trứng thì bé sau 9 tháng tuổi mới được ăn để tránh dị ứng.

  1. Sữa nguyên kem

Sữa giúp cung cấp hàm lượng protein dồi dào cùng hàm lượng lớn carbohydrate và nhiều dưỡng chất quan trọng khác tốt cho sự phát triển cả thể chất và trí não bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên nên bổ sung cho bé ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày và có thể cho bé ăn đa dạng sữa kem, sữa chua...Hoặc mẹ có thêm kem tươi làm từ sữa nguyên chất vào ngũ cốc hoặc món salad trái cây giúp con ăn ngon miệng hơn.

  1. Bơ sữa (phomat)

Bơ sữa mang lại nguồn chất béo dồi dào, đặc biệt tốt cho các bé gầy còm, suy dinh dưỡng. 

Mẹ chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ bơ sữa vào bữa ăn cho con sẽ giúp bé tăng cân nhanh chóng. 

  1. Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân

Đây là những thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp cung cấp chất béo không bão hòa và protein hỗ trợ bé tăng cân nhanh chóng. 

Mẹ có thể cho bé ăn bơ đậu phộng kèm bánh mì vào bữa sáng vừa giúp bổ sung năng lượng cho bé cả ngày dài, vừa là món ăn ngon miệng cho các bé.

  1. Thịt gà

Thịt gà giúp cung cấp hàm lượng protein cần thiết cho sự phát triển cơ bắp của bé, giúp bé khỏe mạnh và chóng lớn. 

Với thịt gà, mẹ có thể chế biến thành các món như: nấu súp, gà luộc, gà hầm...vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

  1. Thịt nạc đỏ

Những loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò giúp cung cấp sắt và các chất béo rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé, hỗ trợ bé tăng cân hiệu quả.

Mẹ có thể bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày của bé. Mẹ lưu ý cần đảm bảo chỉ sử dụng những nguyên liệu tươi ngon, không chứa phụ gia hay chất bảo quản, nấu chín để bé ăn.

  1. Khoai lang

Khoai lang giúp bổ sung hàm lượng dồi dào carbohydrate cùng chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé. 

Hơn nữa, với khoai lang mẹ có thể dễ dàng chế biến thành ác món ăn hấp dẫn kích thích vị giác của bé như: khoai luộc, bánh khoai, khoai lang nghiền hoặc khoai lang trộn sữa…

  1. Ngũ cốc

Ngũ cốc rất giàu chất xơ, protein cùng chất béo, vitamin E...tốt cho sức khỏe bé, mẹ nên bổ sung ngay vào khẩu phần ăn hàng ngày của con. Mẹ có thể chế biến trộn ngũ cốc vào cháo hoặc cho bé ăn cùng trái cây, chế biến thành món ăn vặt hàng ngày rất ngon miệng và bổ dưỡng.

  1. Khoai tây

Khoai tây mang lại nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé, gồm carbohydrate cùng các axit amin như arginin và glutamin, rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi. 

Với thực đơn cho trẻ chậm tăng cân, mỗi bữa phải cần ít nhất 40% carbohydrate thì khoai tây chính là thực phẩm mẹ cần bổ sung ngay.

  1. Dầu oliu

Dầu oliu có khả năng kháng viêm, giúp nhuận tràng nhẹ và giúp tránh táo bón cho bé, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

  1. Trái cây nhiệt đới

Trái cây giúp bổ sung hàm lượng dồi dào các vitamin, chất xơ, khoáng chất tốt cho cơ thể bé. 

Những loại trái cây như đu đủ, xoài, dứa rất ngon miệng, lại giàu nguồn đường tự nhiên và cung cấp năng lượng, giúp bé tăng cân nhanh chóng. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây trực tiếp hoặc chế biến thành salad trái cây, nước ép trái cây rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Đến đây thì mẹ đã biết trẻ chậm tăng cân nên ăn gì rồi!

Thực đơn cho trẻ chậm tăng cân để mẹ tham khảo

  1. Thực đơn cho bé 1 tuổi
  • Thứ 2 và thứ 4

6h: bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 200ml

8h: cháo thịt heo cùng rau nghiền

10h: ½ - 1 trái chuối tiêu

12h: cháo cua cùng rau mồng tơi

14h: mẹ cho bé uống nước cam

16h: cháo cá cùng rau cải

20h: cháo tôm nấu cùng nấm hương và su hào

21h: bé bú sữa mẹ

  • Thứ 3 và thứ 5

6h: bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 200ml

8h: cháo thịt gà cùng rau ngót

10h: bé ăn khoảng 100-200g đu đủ

12h: mẹ nấu món súp thịt bò cùng khoai tây và cà rốt

14h: 60-80g sữa chua

16h: cháo thịt lợn cùng rau ngót

20h: thực đơn là món súp đậu xanh cùng bí đỏ và sữa

21h: bé bú mẹ

  • Thứ 6 và chủ nhật 

6h: bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 200ml

8h: thực đơn là món cháo thịt bò cùng khoai tây, cà rốt

10h: bé ăn khoảng 100-200g trái nho

12h: cháo tôm cùng bí xanh

14h: mẹ cho bé uống nước cam

16h: cháo thịt gà nấu cùng bí đỏ

20h: mẹ nấu món cháo cá và rau cải

21h: mẹ cho bé bú mẹ

  • Thứ 7

6h: bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 200ml

8h: bé ăn cháo trứng nấu cùng cà chua

10h: 100-200g trái xoài chín

12h: cháo lươn nấu cùng su su

14h: bé uống nước cam

16h: súp cua biển nấu cùng phô mai

20h: thực đơn là món cháo sườn heo nấu cùng bí đỏ

21h: bé bú mẹ

  1. Thực đơn tăng cân cho bé 2-6 tuổi
  • Thứ 2

Bữa sáng: gồm món súp cua, mẹ cho bé uống thêm sữa

Bữa phụ: rau câu dừa

Bữa trưa: thực đơn gồm món cơm thịt bò xào và canh cải thảo

Bữa phụ: bánh mì chấm sữa

Bữa tối: cơm cùng món tôm ram và canh rau muống

Bữa phụ: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Thứ 3

Bữa sáng: gồm món bánh mì và trứng cùng sữa

Bữa phụ: 1 hũ yaourt

Bữa trưa: mẹ chuẩn bị cơm cùng thịt rim và tôm, canh khoai mỡ, bé ăn tráng miệng với 1 phần trái cây và sữa

Bữa phụ: mẹ cho bé uống 1 phần nước ép trái cây 

Bữa tối: thực đơn gồm cơm cùng món thịt gà kho và canh cua.

Bữa phụ: mẹ chuẩn bị cho bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Thứ 4

Bữa sáng: gồm 1 chén mì nấu nước lèo thịt heo băm cùng rau cải bó xôi, mẹ cho bé uống thêm sữa.

Bữa phụ: 1 hũ yaourt.

Bữa trưa: thực đơn gồm cơm và món thịt bò xào khoai tây và canh bí nấu tôm, tráng miệng bằng dưa hấu.

Bữa phụ: mẹ cho bé uống sữa tươi hoặc sữa công thức.

Bữa chiều: cơm cùng món cá nục kho mềm, rau xào thập cẩm và canh cà chua trứng, chuối chín.

Bữa phụ: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Thứ 5

Bữa sáng: thực đơn gồm món súp thịt bò khoai tây nấu cùng phô mai.

Bữa phụ: bé uống 1 hộp sữa.

Bữa trưa: mẹ nấu cơm cùng các món thịt viên sốt cà chua, canh cải dún nấu tôm và vú sữa.

Bữa phụ: bánh bông lan.

Bữa chiều: cơm cùng món trứng chiên thịt nấm rơm và canh bí đỏ nấu thịt, đu đủ chín.

Bữa phụ: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Thứ 6

Bữa sáng: me cho bé ăn bánh mì sandwich cùng trứng ốp la và cà chua, uống thêm sữa. 

Bữa phụ: 1 ly sữa đậu nành.

Bữa trưa: thực đơn gồm cơm và cá thu kho thơm cùng canh cua nấu rau mồng tơi, quả sapoche.

Bữa phụ: bé uống sữa và ăn thêm bánh quy.

Bữa chiều: gồm cơm và món mướp giá xào gan gà cùng canh khoai môn nấu thịt, chuối chín.

Bữa phụ: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Thứ 7

Bữa sáng: thực đơn gồm 1 tô phở nhỏ và 1 hộp sữa


Bữa phụ: bé ăn trái cây trộn sữa chua

Bữa trưa: mẹ chuẩn bị cơm cùng cá phi lê kho tộ và canh thịt rau ngót.

Bữa phụ: món súp gà trứng

Bữa tối: thực đơn sẽ là cơm cùng thịt bò xào rau củ và món canh cua rau dền mồng tơi, thanh long.

Bữa phụ thứ 3: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

  • Chủ nhật

Bữa sáng: bé sẽ ăn món bò kho bánh mì.

Bữa phụ: 1 hộp váng sữa.

Bữa trưa: thực đơn gồm cơm cùng thịt gà xào nấm và canh cá rô nấu cải xanh.

Bữa phụ: khoai lang nấu táo

Bữa tối: cơm và món thịt trứng xào cà chua, canh thịt xà lách xoong.

Bữa phụ: bé uống 1 ly sữa trước khi đi ngủ.

Trên đây là những thông tin chuyên gia giải đáp trẻ chậm tăng cân nên ăn gì để các mẹ tham khảo. Chúc các mẹ sẽ áp dụng thành công!



D.S Lưu Hường

D.S Lưu Hường tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Dược liệu & Dược cổ truyền trường ĐH Y Hà Nội. Dược sĩ đã có gần 20 năm công tác tại các phòng khám, bệnh viện lớn nhỏ và có nhiều công trình nghiên cứu về thuốc được chú ý.

Dược sĩ mong muốn chia sẻ kiến thức về bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ để cha mẹ có kiến thức chăm sóc con đúng cách.

Quá trình học tập và làm việc:

· Năm 1999: Tốt nghiệp loại Giỏi trường Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Dược liệu & Dược cổ truyền

· Năm 2001 - 2008: Phó ban nghiên cứu sản xuất và phát triển thuốc thuộc công ty dược phẩm Tâm Bình

· Năm 2010 - 2018: Trưởng Khoa Dược viện 108 Hà Nội

· Năm 2019 - nay: Công tác tại Baby Hub - Cổng thông tin sức khỏe hữu ích cho trẻ

Bài viết cùng chủ đề

Về chúng tôi

BabyHub là website cung cấp các thông tin hữu ích về sức khỏe trẻ em, đặc biệt là các bệnh lý về viêm da cơ địa. Nội dung được các bác sĩ chuyên khoa tham vấn, tìm hiểu thêm về chúng tôi hoặc liên hệ.

Đăng ký nhận thông tin mới

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị hoặc chuẩn đoán y khoa. Bằng cách truy cập và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi, bạn đồng ý tuân theo các điều khoản và chính sách sử dụng.
Email : babyhub@gmail.com
Địa chỉ : 23 Đường số 10, khu City Land Park Hill, phường 10, quận Gò Vấp, TpHCM