Cách chăm sóc trẻ chậm tăng cân, chậm lớn các mẹ cần biết
Cha mẹ đau đầu vì bé chậm tăng cân, chậm lớn, hệ miễn dịch yếu, hay ốm vặt. Đây là thực trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách chăm sóc trẻ chậm tăng cân hiệu quả để các mẹ tham khảo nhé!
1. Vì sao bé chậm tăng cân, chậm lớn?
Tình trạng bé chậm tăng cân, chậm lớn ảnh hưởng nhiều đến thể trạng bé, lâu dài sẽ khiến bé còi cọc, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, còn làm hệ miễn dịch bé suy yếu, cơ thể bé thường xuyên mệt mỏi do thiếu năng lượng.
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân, chậm lớn theo giải đáp từ các Chuyên gia dinh dưỡng:
1.1. Mẹ pha sữa không đúng cách
Việc pha sữa đúng công thức rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng bé hấp thu từ sữa. Nhưng thực tế, có nhiều mẹ vì muốn con ăn nhiều trong một lần nên pha sữa đặc hoặc một số mẹ khác lại pha sữa bột quá loãng khiến bé chậm tăng cân, chậm lớn.
1.2. Mẹ cho con bú không đúng cách
Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn bé được 6-8 tuần sau sinh. Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc bú không đủ, bé có thể không nhận được đủ dinh dưỡng và bé bị đói, dẫn đến tình trạng chậm lớn.
1.3. Bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện, nếu bé ăn thức ăn quá cứng hoặc quá nát, hoặc chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc quá sức. Những thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ ở lại ruột, đại tràng bé và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
Khi này, bé sẽ không thể ăn thêm hoặc ăn rất ít, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, chậm lớn.
1.4. Mẹ cho bé ăn cháo dinh dưỡng nấu sẵn
Nhiều mẹ thường mua cháo dinh dưỡng nấu sẵn ở bên ngoài cho con ăn để tiết kiệm thời gian. Nhưng mẹ không đảm bảo được cháo bé ăn có đảm bảo vệ sinh không, nguyên liệu có tươi ngon và sạch không.
Nếu vô tình bé ăn phải cháo không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cả sức khỏe bé.
1.5. Mẹ chỉ cho bé ăn nước và không ăn cái
Nhiều mẹ có thói quen chỉ dùng nước hầm xương nấu cháo cho con hoặc khuyến khích con ăn canh thay vì ăn cái. Thực chất, phần cái là nơi tập trung nhiều dưỡng chất và phần nước chỉ tập trung một lượng nhỏ. Thói quen này sẽ khiến bé chậm tăng cân, chậm lớn.
1.6. Một số bệnh lý khiến trẻ chậm tăng cân
Bé sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên thường xuyên mắc một số bệnh ngoài da như: chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ địa, rôm sảy...Nếu cha mẹ không biết cách điều trị bệnh dứt điểm sẽ gây ra tình trạng khó chịu kéo dài, bé thường xuyên quấy khóc, cơ thể mệt mỏi. Nhiều bé còn biếng ăn, ngủ không ngon giấc, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
2. Cách chăm sóc trẻ chậm tăng cân các mẹ cần biết
2.1. Cho trẻ ăn đủ chất và đa dạng
Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng nên cần có đủ cả thịt, trứng, sữa, dầu mỡ, rau củ...Mẹ cũng nên thay đổi liên tục cách chế biến để con ăn ngon miệng hơn.
Mẹ tránh cho bé ăn đi ăn lại một món bởi điều này sẽ khiến trẻ khó nhận đủ chất dinh dưỡng cũng như hạn chế sự hấp thụ của bé.
2.2. Bổ sung lượng dầu mỡ vào thực đơn
Dầu mỡ giúp cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể bé, thậm chí còn gấp đôi chất bột và chất đạm.
Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là mẹ nên bổ sung khoảng một muỗng dầu hoặc mỡ vào mỗi chén cơm hoặc cháo của con. Nhất là 2 năm đầu đời của bé thì lượng dầu mỡ càng không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của con.
2.3. Mẹ nên tăng bữa ăn hàng ngày cho bé
Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con và tăng lên khoảng 5-6 bữa trong ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm buổi tối trước khi ngủ, giúp bé dễ ăn hơn, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
2.4. Bổ sung dinh dưỡng cho bé ngoài các bữa ăn
Ngoài các bữa ăn chính của bé, mẹ cũng nên mẹ cũng nên bổ sung thêm dinh dưỡng nhờ các bữa ăn phụ: sữa, sữa chua, trái cây...giúp bé tăng cân hiệu quả.
Mẹ cũng có thể cho bé uống men vi sinh để tăng khả năng tiêu hóa cho bé tốt hơn.
2.5. Cha mẹ không nên ép bé ăn
Trường hợp bé ăn ít và không ăn hết khẩu phần ăn mẹ định sẵn, mẹ không nên ép bé ăn hết vì điều này có thể khiến bé bị nôn trớ thức ăn, đôi khi khiến bé sợ mỗi khi nhìn thấy đồ ăn, dẫn đến tình trạng biếng ăn sau này.
Các chuyên gia khuyên mẹ chỉ nên cho bé ăn lượng vừa đủ, không ép bé ăn bằng được. Nếu thấy con ăn quá ít, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ với chuối, sữa giúp bổ sung năng lượng, hỗ trợ bé tăng cân hiệu quả.
2.6. Cho bé vận động đủ
Vận động vừa và đủ sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất cơ thể, tăng sức đề kháng đồng thời giúp bé phát triển chiều cao và ăn ngon miệng hơn.
Vì vậy, mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, chơi đá bóng, đi xe đạp...để giúp tinh thần bé luôn vui tươi, bé ngủ ngon hơn và phát triển tốt hơn.
2.7. Vệ sinh ăn uống
Mẹ cần cho con ăn chín, uống sôi, thức ăn nấu xong cần cho con ăn ngay và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh được một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cho bé, từ đó hỗ trợ bé tăng cân và khỏe mạnh
2.8. Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ
Mẹ cần tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho con sạch sẽ, ngoài ra cần xây dựng cho trẻ những thói quen tốt như giữ gìn vệ sinh răng miệng, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các các bệnh về răng, viêm lợi.
Mẹ cũng nên tạo thói quen cho con rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên cắt móng tay cho con, không để con chơi đùa ở những khu vực mất vệ sinh...để tránh các bệnh giun sán.
2.9. Mẹ tiêm ngừa cho con đầy đủ
Cha mẹ cần thực hiện tiêm ngừa cho con đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ y tế. Những loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng và giúp bé chống lại các loại bệnh suy dinh dưỡng tốt hơn
2.10. Giữ môi trường sống của con thoải mái, sạch sẽ
Cha mẹ cần tạo không gian sống cho bé thoáng đãng, sạch sẽ để giúp bé luôn thoải mái, dễ chịu. Nếu bé phải sống trong một môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí sẽ khiến các mầm bệnh dễ dàng tấn công khiến bé bị bệnh, chán ăn, mệt mỏi, chậm lớn.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc trẻ chậm tăng cân, chậm lớn các mẹ cần biết. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng thành công nhé!